– Khởi nguồn từ năm 1898 với rạp Eden tại Saigon (nay là TP.HCM) – dấu mốc ra đời điện ảnh Việt Nam.
Đến nay thành phố đã có: >100 Nhà sản xuất phim thường xuyên, 935 cơ sở, 500 triệu USD (2024), 9.294 lao động, 40% thị trường chiếu phim của Việt Nam, mạng lưới kết nối rộng khắp, sáng tạo và linh động, nhiều sự kiện phim quốc tế lớn, và hợp tác quốc tế lên lĩnh vực điện ảnh đã và đang diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Hệ thống liên kết rộng khắp: Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật (với hơn 5.400 hội viên) và các câu lạc bộ chuyên ngành là cầu nối giữa các tài năng trong lĩnh vực điện ảnh.
Hội Điện ảnh là tổ chức nghề nghiệp quy tụ các nhà sáng tác và lý luận phê bình điện ảnh, làm phim, đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, và nhà nghiên cứu, tập hợp 872 hội viên.
– Hệ thống Đại học và Học viện: TP.HCM có hệ thống đào tạo văn hóa nghệ thuật phong phú, cung cấp các chương trình đại học đa dạng, chuyên sâu về sáng tác, đạo diễn, biên kịch, quay phim, diễn xuất, sản xuất phim kỹ thuật số, công nghệ điện ảnh – truyền hình… giúp định hướng và phát triển nhiều thế hệ tài năng.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (USSH) có chuyên ngành biên kịch điện ảnh và truyền hình; Một số trường nắm bắt nhu cầu của thị trường và tiềm năng phát triển của điện ảnh, trong những năm gần đây đã mở các chuyên ngành như Ngành Đạo diễn điện ảnh – truyền hình tại Trường Đại học Văn Lang, Ngành công nghệ điện ảnh, truyền hình của Trường Đại học Công nghệ, Chương trình Film của Trường Đại học Hoa Sen…
– Hỗ trợ sáng tạo: Các không gian sáng tạo như 184 không gian thực hành và nền tảng trực tuyến H.OIP (Ho Chi Minh City Open Innovation Platform) giúp kết nối các nhà làm phim, doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo điều kiện cho việc sản xuất và phổ biến các dự án điện ảnh đột phá.
– Hợp tác quốc tế: Sự tham gia của các tổ chức như Goethe-Institut, British Council, cùng với 57 thành phố kết nghĩa, tạo nên một mạng lưới vững mạnh thúc đẩy giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
– Hệ thống rạp chiếu (10 hệ thống, 52 cụm, 295 phòng chiếu) và 184 không gian sáng tạo phục vụ sản xuất, quảng bá và trải nghiệm nghệ thuật.
– Các trung tâm khởi nghiệp như SIHUB và SHTP hỗ trợ đổi mó i̛ sáng tạo và phát triển dự án điện ảnh.
– Sự kiện và hội chợ điện ảnh: Các sự kiện lớn như Liên hoan phim quốc tế HIFF 2024, Liên hoan phim ngắn, “Vietnam Night” tại Busan, Xúc tiến Du lịch – Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ,… thu hút hàng trăm nghìn khán giả và tạo sân chơi giao lưu nghệ thuật.giúp nâng tầm uy tín điện ảnh TP.HCM trên bản đồ toàn cầu.
Các sự kiện khác như lễ hội Hozo, lễ hội Sông nước.
– Theo Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong Mạng lưới Thành phố sáng tạo UNESCO của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện để trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO.
“Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Điện ảnh”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *